06:14 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Danh mục

Liên kết

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ
Báo điện tử
Báo Tuyên Quang
Báo điện tử VnExpress
So giao duc va dao tao
Trung ương đoàn TN VN
Trang tìm kiếm

Trang nhất » Tin tức » Tin thời sự

Chào mừng Đại hội Đoàn các cấp

KH Tổ chức Đại hội Đoàn các cấp

Thứ ba - 19/07/2011 07:46
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X sẽ tổ chức vào cuối tháng 12/2012. Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2012 – 2017) là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của Đoàn và tuổi trẻ Việt Nam

 

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

***

Số: 298 KH/TWĐTN

 

         Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

Tổ chức Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội

Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

 

 

 

Căn cứ Chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X sẽ tổ chức vào cuối tháng 12/2012. Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2012 – 2017) là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của Đoàn và tuổi trẻ Việt Nam; Đại hội đánh giá việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp trong nhiệm kỳ qua, xây dựng phương hướng nhiệm vụ với những mục tiêu, giải pháp mới để tổ chức, động viên tuổi trẻ xung kích, tình nguyện thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị và đất nước trong thời kỳ mới. Đại hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương thức hoạt động, mô hình tổ chức của Đoàn, để tổ chức Đoàn xứng đáng là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên; là lực lượng xung kích thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ban Chấp hành Trung ương Đoàn ban hành Kế hoạch tổ chức Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh như sau:

I. YÊU CẦU

1. Đại hội Đoàn các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng.

2. Đại hội Đoàn các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải trên tinh thần dân chủ, đổi mới, sáng tạo, phát huy được trí tuệ và trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên thanh niên trong xây dựng văn kiện Đại hội, làm cho nghị quyết Đại hội là kết tinh trí tuệ, khẳng định tinh thần xung kích, sáng tạo, sức sống của Đoàn và tuổi trẻ Việt Nam.

3. Ban Chấp hành Đoàn các cấp do Đại hội bầu ra phải bao gồm những cán bộ, đoàn viên thanh niên có trình độ, năng lực, tâm huyết, bảo đảm các tiêu chuẩn quy định trong “Quy chế cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” doBan Bí thư Trung ương Đảngban hành theo Quyết định số 289-QĐ/TW, ngày 08 tháng 02 năm 2010 (dưới đây gọi tắt là Quy chế cán bộ Đoàn), đồng thời có số lượng, cơ cấu phù hợp đảm bảo lãnh đạo, chỉ đạo thắng lợi nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ mới.

4. Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng với các phong trào thi đua sôi nổi, không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên thanh niên trước, trong và sau Đại hội; đảm bảo Đại hội ở mỗi cấp được tổ chức thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.

II.  NỘI DUNG ĐẠI HỘI

Đại hội Đoàn các cấp thực hiện 4 nội dung sau:

1. Tổng kết việc thực hiện nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ qua và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ mới.

2. Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X và dự thảo văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên trực tiếp.

3. Bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới (một số Tỉnh, Thành đoàn sẽ được chọn thí điểm bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội).

4. Bầu đoàn đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện nội dung 1, 2, 3 và nội dung bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đoàn, thông qua Điều lệ Đoàn sửa đổi.

III. XÂY DỰNG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP

1. Xây dựng dự thảo văn kiện

a. Yêu cầu chung

- Báo cáo tổng kết phải ngắn gọn, có tính khái quát, tập trung vào các vấn đề cốt lõi của phong trào thanh niên và công tác tổ chức xây dựng Đoàn. Đánh giá đúng những mặt mạnh, kết quả đạt được; thẳng thắn chỉ rõ những yếu kém, hạn chế; phân tích những nguyên nhân chủ quan, khách quan, rút ra được những bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện các mặt công tác của Đoàn.

- Tập trung đầu tư xây dựng phương hướng nhiệm kỳ mới với hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thiết thực, phù hợp nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên, có tính khả thi cao.

- Văn kiện Đại hội Đoàn các cấp phải bám sát định hướng chung của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.

b. Về tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua

Đánh giá đúng thực trạng tình hình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, kiểm điểm kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, nghị quyết Đại hội Đoàn cấp trên và nghị quyết Đại hội của cấp mình; đánh giá sâu kết quả thực hiện 2 phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”và “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” và các chương trình, đề án do Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX và Đại hội các cấp quyết định.

c. Về phương hướng trong nhiệm kỳ mới

- Phương hướng nhiệm kỳ mới của Đại hội Đoàn các cấp phải đảm bảo quán triệt sâu sắc nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, định hướng của Đoàn cấp trên và của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (để đảm bảo tính thống nhất trong các phong trào, chương trình hành động của tuổi trẻ cả nước); các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phải trên cơ sở phân tích toàn diện đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị; đồng thời bám sát nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, thanh thiếu nhi.

- Xác định rõ nội dung và biện pháp chính để thực hiện các mặt công tác chủ yếu của Đoàn như: Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; các phong trào hành động cách mạng; công tác xây dựng Đoàn và mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên; công tác thiếu nhi... Chú trọng các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đoàn, nâng cao chất lượng đoàn viên; phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.

d. Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành

Trên tinh thần tự phê bình, phê bình nghiêm túc, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm tập thể của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các Ủy viên Ban Chấp hành; chỉ ra những mặt được và những hạn chế yếu kém, rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để xây dựng và phân công nhiệm vụ Ban Chấp hành khóa mới hoạt động hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp đề ra.

đ. Chuẩn bị dự thảo nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp

Trên cơ sở các văn kiện của Đại hội, Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội xây dựng dự thảo nghị quyết Đại hội gồm những nội dung cơ bản, quan trọng để Đại hội thảo luận, quyết định.

2. Về thảo luận, góp ý các văn kiện Đại hội

- Đối với văn kiện cấp tổ chức Đại hội:

Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội xây dựng dự thảo văn kiện Đại hội, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong cán bộ, đoàn viên thanh niên, các đồng chí cựu cán bộ đoàn, các nhà khoa học, các ban, ngành, đoàn thể về văn kiện của Đại hội. 

- Đối với văn kiện cấp trên:

Các cấp bộ Đoàn tổ chức cho đoàn viên thanh niên nghiên cứu và góp ý vào văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên trước khi tổ chức Đại hội và tổng hợp báo cáo tại Đại hội của cấp mình.

Việc thảo luận, lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo các văn kiện của Đoàn cấp trên phải được tiến hành nghiêm túc, trên tinh thần thẳng thắn và trách nhiệm, nội dung phải cụ thể; đồng thời qua thảo luận các cấp bộ Đoàn lĩnh hội tư tưởng chỉ đạo của Đoàn cấp trên để cụ thể hóa vào văn kiện và nghị quyết Đại hội của cấp mình.

IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ NHÂN SỰ BAN CHẤP HÀNH

Chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành khoá mới là nội dung quan trọng, quá trình chuẩn bị nhân sự phải thực hiện dân chủ, công khai, đúng quy chế, quy định, trên cơ sở quy hoạch cán bộ đã được phê duyệt; lựa chọn giới thiệu các đồng chí có đức, có tài, bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định; chú trọng cán bộ nữ, dân tộc, đoàn viên thanh niên có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu trong các tầng lớp thanh niên ở địa phương, đơn vị.

Các vấn đề liên quan đến Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu, độ tuổi bình quân...) sẽ có đề án riêng.

1. Tiêu chuẩn Uỷ viên Ban Chấp hành

Nhân sự Ban Chấp hành các cấp phải bảo đảm các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn chức danh trong Quy chế cán bộ Đoàn, đặc biệt nhấn mạnh những điểm sau:

- Có đạo đức và năng lực thực tiễn, kinh nghiệm trong công tác, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ do Ban Chấp hành phân công; am hiểu và gắn bó với thanh niên, có khả năng đối thoại và định hướng cho thanh niên.

- Có khả năng cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, nghị quyết của Đại hội Đoàn toàn quốc, nghị quyết Đại hội cấp trên và cấp mình, gắn với thực tiễn công tác Đoàn và tình hình thanh niên ở địa phương, đơn vị.

- Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân và dám chịu trách nhiệm.

- Có kiến thức tổng hợp trên nhiều lĩnh vực, có năng lực công tác xã hội và khả năng vận động thanh thiếu nhi, am hiểu về tình hình địa phương, đơn vị.

- Có uy tín và khả năng quy tụ, biết vận động, huy động các nguồn lực của địa phương, đơn vị và xã hội phục vụ cho các hoạt động của tổ chức Đoàn.

Trên cơ sở các tiêu chuẩn chung, các cấp bộ Đoàn cần cụ thể hóa để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị mình.

2. Độ tuổi bình quân của Ban Chấp hành Đoàn các cấp

+ Cấp cơ sở: Bình quân dưới 28 tuổi.

+ Cấp huyện: Bình quân dưới 29 tuổi.

+ Cấp tỉnh: Bình quân dưới 31 tuổi.

Đối với Đoàn cơ sở vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và trong các cơ quan, doanh nghiệp độ tuổi bình quân của Ban Chấp hành có thể cao hơn 02 tuổi.

Độ tuổi bình quân của Ban Chấp hành tronglực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân và Công an nhân dân), giao Ban Bí thư Trung ương Đoàn phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Tổng cục Xây dựng Lực lượng Bộ Công an quy định và hướng dẫn cụ thể riêng.

3. Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành

* Chi đoàn và chi đoàn cơ sở:

- Có dưới 9 đoàn viên: Đại hội bầu Bí thư; nếu cần thiết thì có thể bầu thêm 01 Phó Bí thư.

- Có từ 9 đoàn viên trở lên: Ban Chấp hành có từ 3 đến 5 Uỷ viên, trong đó có Bí thư và Phó Bí thư.

* Đoàn cơ sở:Ban Chấp hành có từ 5 đến 15 Uỷ viên. Nếu Ban Chấp hành có dưới 9 Uỷ viên thì có Bí thư và 01 Phó Bí thư; có từ 9 Uỷ viêntrở lên thì bầu Ban Thường vụ gồm Bí thư, Phó Bí thư và các Uỷ viên Thường vụ.

* Đoàn cấp huyện:Ban Chấp hành Đoàn cấp huyện có từ 15 đến 33 Uỷ viên; Ban Thường vụ có từ 5 đến 11 Uỷ viên. Trong Ban Thường vụ có Bí thư và từ 1 đến 2 Phó Bí thư.

* Đoàn cấp tỉnh:Ban Chấp hành Đoàn cấp tỉnh có từ 21 đến 45 Uỷ viên; Ban Thường vụ có từ 7 đến 15 Uỷ viên và tối đa không quá 3 Phó Bí thư.

- Tỉnh đoàn Thanh Hoá, Tỉnh đoàn Nghệ An được phép bầu tối đa là 55 Uỷ viên Ban Chấp hành, 17 Uỷ viên Ban Thường vụ và tối đa không quá 4 Phó Bí thư.

- Thành đoàn Hà Nội, Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minhđược phép bầu tối đa là 61 Uỷ viên Ban Chấp hành, 19 Uỷ viên Ban Thường vụ và tối đa không quá 4 Phó Bí thư.

- Khi chuẩn bị danh sách bầu cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ khóa mới, Ban Chấp hành đương nhiệm phải chuẩn bị có số dư so với số lượng cần bầu ít nhất 15%. Bầu chức danh Phó Bíthư ở các cấpnêncó số dư.

*Căn cứ vào số lượng Đoàn viên, số lượng chi đoàn (đối với Đoàn cơ sở) và cấp bộ Đoàn trực thuộc, Ban Chấp hành Đoàn các cấp xây dựng đề án Ban Chấp hành với số lượng phù hợp, bảo đảm hoạt động hiệu quả, tránh cơ cấu hìnhthức, nhiều về số lượng nhưng chất lượng không cao, hoạt động không hiệu quả.  

4. Cơ cấu Ban Chấp hành Đoàn các cấp:

Ban Chấp hành Đoàn các cấp phải bảo đảm hợp lý giữa các cơ cấu:

- Cơ cấu hợp lý giữa các độ tuổi.

- Ủy viên Ban Chấp hành được tái cử và Ủy viên Ban Chấp hành mới.

- Ủy viên Ban Chấp hành là Cán bộ chủ chốt, chuyên trách và kiêm nhiệm.

- Ủy viên Ban Chấp hành là cán bộ, đoàn viên thuộc các đối tượng, lĩnh vực (cán bộ, đoàn viên là công nhân, viên chức; cán bộ, đoàn viên trong Trường học; cán bộ, đoàn viên trong lực lượng vũ trang; cán bộ, đoàn viên ở khu vực nông thôn; cán bộ, đoàn viên tiêu biểu, xuất sắc; nhà khoa học trẻ, doanh nhân trẻ, vận động viên trẻ, trí thức trẻ tiêu biểu …).

- Tỷ lệ trong Ban Chấp hành bảo đảm:

+ Tỷ lệ Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ là nữ: Đối với các Tỉnh, Thành đoàn ít nhất 25%;đối với Đoàn trực thuộc Trung ương, tỷ lệ nữ không thấp hơn nhiệm kỳ trước. Trong Ban Thường vụ Đoàn từ cấp huyện trở xuống, tỷ lệ nữ tham gia Ban Thường vụ không dưới 15%; phấn đấu trong thường trực các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc có cán bộ nữ.

+ Tỷ lệ Ủy viên Ban Chấp hành là người dân tộc thiểu số: Bằng và phấn đấu cao hơn nhiệm kỳ cũ (đối với các địa phương có đông thanh niên dân tộc).

Các Tỉnh, Thành đoàn, Đoàn trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình thực tế hướng dẫn cụ thể tỷ lệ nữ, dân tộc… đối với cấp huyện và chỉ đạo cấp huyện hướng dẫn đối với cấp xã theo nguyên tắc bằng và phấn đấu cao hơn nhiệm kỳ cũ.

Nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đoàn các cấp phải được cấp ủy cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp phê duyệt (trong trường hợp chưa có cấp ủy thì có ý kiến của lãnh đạo đơn vị).

5. Bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội

Thực hiện bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội ở một số đơn vị theo tỷ lệ sau:

+ Cấp tỉnh: Từ 15% ÷ 20%.

+ Cấp huyện: Từ 15% ÷ 20%.

+ Cấp cơ sở: Từ 25% ÷ 30%.

Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp lựa chọn, chỉ đạo các đơn vị bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội. Bầu trực tiếp Bí thư các Tỉnh, Thành đoàn và Đoàn trực thuộc tại Đại hội do Ban Bí thư Trung ương Đoàn lựa chọn, chỉ đạo trên cơ sở thống nhất với Ban Thường vụ các Tỉnh, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương.

6. Số lượng đại biểu Đại hội Đoàn các cấp

Số lượng đại biểu Đại hội Đoàn các cấpdo Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội quyết định, trong giới hạn sau:

- Cấp cơ sở:

+ Chi Đoàn cơ sở: Tổ chức Đại hội đoàn viên.

+ Đoàn cơ sở có dưới 120 đoàn viên tổ chức Đại hội đoàn viên (đối với các đơn vị đoàn viên không tập trung, công tác, sinh hoạt ở nhiều địa bàn khác nhau, có thể tổ chức đại hội đại biểu, do Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định).

+ Đoàn cơ sở có từ 120 đoàn viên trở lên tổ chức Đại hội đại biểu, số lượng đại biểu triệu tập ít nhất 60 đại biểu; khuyến khích Đoàn cơ sở tổ chức Đại hội đoàn viên.

- Cấp huyện: Từ 120 đến 200 đại biểu.

- Cấp tỉnh: Từ 200 đến 300 đại biểu. Riêng các đơn vị: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Ban Thanh niên Công an và Ban Thanh niên Quân đội từ 300 đến 450 đại biểu.

V. THỜI GIAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐOÀN VÀ ĐẠI HỘI ĐIỂM CÁC CẤP

1. Thời gian tổ chức Đại hội Đoàn các cấp:

- Đại hội cấp cơ sở: Không quá 01 ngày, hoàn thành chậm nhất trong tháng 5 năm 2012.

- Đại hội cấp huyện: Không quá 02 ngày, hoàn thành chậm nhất trong tháng 8 năm 2012.

- Đại hội cấp tỉnh: Không quá 03 ngày, hoàn thành chậm nhất giữa tháng 10 năm 2012.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiến hành vào tháng 12 năm 2012.

Các đơn vị chưa đến thời gian Đại hội được rút ngắn nhiệm kỳ; các đơn vị đã hết nhiệm kỳ được kéo dài nhiệm kỳ Đại hội, thống nhất Đại hội 4 cấp trong năm 2012.

* Đoàn trong các trường học có nhiệm kỳ theo năm học tổ chức Đại hội trong học kỳ I năm học 2011 - 2012; Đoàn Đại học quốc gia, đại học khu vực và các trường đại học, cao đẳng, tùy tình hình cụ thể, có thể đại hội muộn hơn nhưng phải hoàn thành trước ngày 15/9/2012.

2. Thời gian tổ chức Đại hội điểm ở các cấp:

- Đại hội điểm cấp cơ sở từ 01/01/2012 đến 15/02/2012.

- Đại hội điểm cấp huyện: Hoàn thành trong tháng 4/2012.

- Đại hội điểm cấp tỉnh: Hoàn thành trong tháng 8/2012.

Ban Thường vụ các Tỉnh, Thành đoàn và Đoàn trực thuộc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo Đại hội điểm đối với các cấp bộ Đoàn trực thuộc.

Giao Ban Bí thư Trung ương Đoàn xây dựng kế hoạch, lựa chọn các đơn vị và chỉ đạo tổ chức Đại hội điểm cấp cơ sở, cấp huyện và cấp tỉnh.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với cấp Trung ương:

Ban Chấp hành Trung ương Đoàn giao Ban Bí thư Trung ương Đoàn chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung công việc sau:

- Tham mưu Chỉ thị của Đảng về Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2012 - 2017.

- Xây dựng Đề án tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2012 - 2017.

- Thành lập Ban Tổ chức và các tiểu ban của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2012 - 2017.

- Xây dựng các Dự thảo văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá IX trình Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X; Dự thảo báo cáo sửa đổi Điều lệ Đoàn và Điều lệ Đoàn sửa đổi để lấy ý kiến tại Đại hội Đoàn các cấp và lấy ý kiến rộng rãi trong đoàn viên thanh niên, hoàn thiện trình Ban Chấp hành để Ban Chấp hành trình Đại hội.

- Ban hành Hướng dẫn tổ chức Đại hội Đoàn các cấp.

- Theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này.

2. Đối với các cấp bộ Đoàn từ cơ sở đến cấp tỉnh:

- Ban Thường vụ Đoàn các cấp xây dựng đề án tổ chức Đại hội Đoàn và thành lập các tiểu ban: nội dung, nhân sự, tuyên truyền, hậu cần …, giúp Ban Chấp hành chuẩn bị Đại hội cấp mình (Đoàn cơ sở quy mô đoàn viên nhỏ có thể thành lập các bộ phận hoặc tổ giúp việc).

- Ban Thường vụ Đoàn cấp dưới báo cáo đề án tổ chức Đại hội, việc chuẩn bị văn kiện, đề án nhân sự với cấp uỷ Đảng cùng cấp và Ban Thường vụ Đoàn cấp trên. Khi được cấp uỷ Đảng cùng cấp và Ban Thường vụ Đoàn cấp trên đồng ý thì mới tiến hành Đại hội.

- Cấp bộ Đoàn từ cấp huyện trở lên phải chọn một số cơ sở cấp dưới để chỉ đạo điểm rút kinh nghiệm. Đối với tổ chức Đoàn cơ sở còn yếu kém, cần tập trung củng cố, kiện toàn trước khi tiến hành Đại hội.

Căn cứ vào kế hoạch này, các Tỉnh, Thành đoàn và Đoàn trực thuộc báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, xây dựng kế hoạch, đề án và chỉ đạo việc tổ chức Đại hội Đoàn các cấp thuộc địa phương, đơn vị.

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Thường trực BBT TW Đảng (để b/c);

- Đ/c Tô Huy Rứa, UV BCT, Bí thư TWĐ, Trưởng ban Tổ chức TW (để b/c);

- Đ/c Hà Thị Khiết, Bí thư TWĐ, Trưởng ban Dân vận TW (để b/c);

- Đ/c Nguyễn Ngọc Lâm, Phó Trưởng Ban Tổ chức TW (để b/c);

- Ban TCTW, Ban DVTW, Ủy ban KTTW, VP TW Đảng  (để b/c);

- Các đ/c Uỷ viên BCH TW Đoàn;

- BTV các Tỉnh, Thành đoàn, Đoàn trực thuộc;

- Các Ban, đơn vị thuộc TW Đoàn;

- Lưu VP, BTC.

TM. BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐOÀN

BÍ THƯ THỨ NHẤT

 

 

(Đã ký)

 

 

Võ Văn Thưởng

 

Nguồn tin: http://doanthanhnien.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: đại hội

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập

Thăm dò ý kiến

Bạn hãy cho biết ý kiến về nội dung và hình thức của trang?

Nội dung phong phú, hình thức đẹp

Cần thêm một số chức năng cho site phong phú

cong thong tin dien tu Tuyen Quang
ĐẠI HỌC TÂN TRÀO
Tỉnh đoàn Tuyên Quang
WEBSITE TÌM VIỆC LÀM

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 8

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 7


Hôm nayHôm nay : 244

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 53709

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4521426

Giới thiệu

Đề án về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của cơ quan Huyện đoàn Lâm Bình

Đề án về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của cơ quan Huyện đoàn Lâm Bình   ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH BCH HUYỆN LÂM BÌNH * Số:       - ĐA/ĐTN         Lâm Bình, ngày      tháng 5 năm...